banner

Năm em lên lớp 6 cũng là lúc cả nhà em chuyển về nhà mới và em chính thức có 1 căn phòng của riêng mình.

Ba chuyển bộ máy vi tính cũ lên phòng, bảo “Cho con để chơi Game và học Tiếng Anh qua Youtube bằng màn hình lớn đỡ hại mắt”.

Em mê học Tiếng qua Youtube và chơi Game lắm, đặc biệt là Game Minecraft. Có được phòng riêng và bộ máy vi tính em bắt đầu chơi Game Minecraft trên PC ( trước đó em chỉ chơi trên điện thoại Smartphone) và phát hiện ra rằng ngoài phiên bản Game gốc thì MineCraft còn có cả phiên bản cho phép người chơi thực hiện các lập trình đơn giản. Và không hiểu sao điều đó cuốn hút em kinh khủng. Em bắt đầu tìm hiểu trên Youtube để có thể thực hiện các lập trình trên MineCraft.

Càng tìm hiểu em lại càng khám phá ra lập trình thật quá tuyệt vời và em bắt đầu muốn học lập trình để có thể tự tạo ra Game hoặc ứng dụng mà mình mong muốn chứ không chỉ để chơi Game Minecraft.

Một hôm em đã quyết định nói với Ba mẹ rằng em yêu thích và muốn học về lập trình. Điều đó gây một chút ngạc nhiên và hoài nghi nơi Mẹ nhưng em lại nhận được sự đồng cảm và tin tưởng nơi Ba.

Sau đó Ba đã đi tìm hiểu nơi dạy lập trình để cho em học. Nhưng đáng tiếc thay nơi em sống là Thành phố nhỏ, và hình như không có bất kỳ một trung tâm dạy lập trình nào dành cho trẻ em và thậm chí là người lớn cả. Muốn học lập trình phải lên Thành phố Hồ Chí Minh, mà điều này thì không thể vì “khoảng cách” quá xa để đi lên mỗi tối.

Ba khuyên em thử tự học trên Youtube giống như học Tiếng Anh xem sao rồi tính tiếp. Và Ba khuyên em bắt đầu học với ngôn ngữ lập trình C.

Sau 3 tháng tự học ngôn ngữ C thông qua Youtube, Ba yêu cầu em thử viết Game đầu tiên bằng ngôn ngữ C, đó là làm game kinh điển Rắn Săn Mồi. Và em đã làm được Game ấy trong sự ngạc nhiên của mọi người.

Lúc ấy có người khuyên Ba em không nên cho em tiếp tục học lập trình quá sớm vì sẽ không tốt, nhưng Ba em bảo “Học càng sớm thì lại càng tốt! Trẻ nhỏ phương Tây học được thì trẻ em Việt Nam cũng hoàn toàn có thể học được”. Ba rất tin tưởng và kỳ vọng nơi em.

Một năm trôi qua và cơ hội đã tới. Khi em lên lớp Bảy thì Sở Giáo dục tổ chức cuộc thi CoderZ dành cho học sinh toàn Tỉnh. Em đã mạnh dạn tham gia và đoạt giải The Best Code. Tiếp đó em tham gia cuộc thi AppJamming Việt Nam và đoạt giải Future Developer.

Khi Hè đến em được Trường cử tham gia Hội thi Tin học Trẻ toàn tỉnh Đồng Nai và may mắn giành giải Ba Phần mềm Sáng tạo dành cho học sinh THCS – THPT toàn tỉnh.

Tuy vậy, khi em chuyển qua học Java thì việc tiếp cận các bài học miễn phí trên Youtube bắt đầu trở nên khó khăn. Không có nhiều bài giảng bài bản đầy đủ trên Youtube. Một lần nữa vấn đề “khoảng cách” lại trở thành trở ngại.

Ba đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu từ Internet, Facebook, Zalo… để giải quyết vấn đề đó cho em. Và cuối cùng vận may cũng tới khi ba thấy một bài đăng trên Facebook giới thiệu về FUNiX với mô hình dạy học Online đầy tiến tiến,mới mẻ và hấp dẫn. Theo đó:
– Sinh viên học tại nhà với giáo trình tiên tiến cập nhật liên tục – Xoá nhoà vấn đề khoảng cách
– Được hỗ trợ tuyệt đối từ các Hannah và Mentor.
– Cho phép học vượt tuổi. Điều mà thường chỉ nghe nói trên Tivi và báo chí về giáo dục ở nước ngoài nay đã thành hiện thực tại Việt Nam – Cơ hội Chắp cánh ước mơ, học lập trình không còn bị rào cản tuổi tác.
– Học xong được chuyển tiếp cấp bằng Đại Học – Quả là một điều tuyệt vời.
– Được có cơ hội tham gia làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam và đặc biệt là có cơ hội tham gia vào Tập đoàn FPT – Tập đoàn công nghệ số một Việt Nam hiện tại.
– Được hỗ trợ học phí cho các hoàn cảnh khó khăn và
các bạn nhỏ có thành tích, năng khiếu.
– Học phí theo ba em nói là rẻ nhất trong tất cả các Trường mà Ba từng tham khảo qua.
– Và hấp dẫn là học bổng học nhanh hoàn tiền lên tới 20% học phí đã đóng.

Khi nhận đc những thông tin này, thật lòng thì ban đầu Ba em đã khá hoài nghi, nhưng vẫn xem đây là 1 cơ hội để em có thể học lập trình một cách bài bản chứ ko phải học mò mẫm như hiện tại. Ba đã bỏ ra 3 tháng để tìm hiểu sâu hơn về FUNiX và mô hình giáo dục của FUNiX.

Thế rồi, một ngày nọ khi trên trang Facebook chính thức của FUNiX có đăng tải 1 bài viết giới thiệu về một hội thảo khoa học AI trí tuệ nhân tạo diễn ra tại FSOFT HCM nằm trong Khu Công Nghệ Cao SHTP Thành phố HCM, với sự tham gia của cô Đức và thầy Thuần là hai lãnh đạo cao cấp của FUNiX.

Ba kể em nghe và hỏi em có muốn tham gia ko? Em rất vui mừng và mong muốn được tham gia ngay. Thế là Ba gọi vào số điện thoại hotline FUNiX và quyết định tham gia sau khi nhận được sự tư vấn, giải thích nhiệt tình từ cô Phương bộ phận tuyển sinh.

Chủ nhật, hai cha con từ Biên Hoà đèo nhau lên Khu Công nghệ Cao tới FSOFT HCM. Khi bước vào FSOFT em thật sự bị choáng ngợp và mê mẩn bởi sự hoành tráng nơi đây.

Buổi hội thảo đã diễn ra rất vui vẻ, thẳng thắn và cởi mở. Cô Đức, thầy Thuần đã giải đáp mọi thắc mắc, hồ nghi của Ba em về FUNiX và chương trình học của FUNiX. Sau hội thảo Em còn được dẫn đi tham quan FSOFT HCM. Đây là lần đầu tiên một cậu bé 13 tuổi đam mê lập trình như em được bước chân vào nơi mà mình mong ước.

Ngay sau khi về, Ba hỏi em muốn học FUNiX không? Em trả lời ngay là “Con muốn học ngay ạ”. Và thế là em trở thành sinh viên FUNiX ở độ tuổi 13 khi đang học lớp 8.

Ngày đầu tiên nhập học thật nhiều bỡ ngỡ. Nhưng nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo kiên nhẫn, nhiệt tình và chuyên nghiệp của các Hannah và các Mentor như Hannah Dương, Hannah Thanh, Mentor Đỉnh, Mentor Hiền, Mentor Hùng và nhiều Mentor tài năng khác… Em đã dần dần hoà nhập được với phương pháp giáo dục tiên tiến của FUNiX và may mắn đoạt được ngay học bổng 20% khi hoàn thành CC1.

Hiện tại ở tuổi 14, Em đã sắp hoàn thành CC2. Em luôn cảm thấy thoải mái và tự tin trong môi trường giáo dục FUNiX. Em đặt mục tiêu bản thân phải “Học FUNiX thật tốt, giành được thật nhiều học bổng, hoàn thành xong chương trình lấy Bằng Đại học trước khi hoàn thành chương trình giáo dục Phổ Thông và quan trọng là tìm cho mình một cơ hội để có thể gia nhập FPT và làm việc tại 1 chi nhánh nào đó của FPT ở nước ngoài”. Em luôn nhớ lời Ba em nói là:

“Chỉ có nhờ FUNiX thì con mới được chắp cánh ước mơ học lập trình chuyên nghiệp và xoá nhoà khoảng cách về địa lý, tuổi tác và mặt bằng dân trí”.