banner

Tôi có quen một anh đầu bếp 8x đời đầu, hiện là Tổng bếp trưởng một hệ thống nhà hàng lớn ở miền Bắc. Nhà nghèo, năm 18 tuổi, anh dự định sang Nhật Bản xuất khẩu lao động nhưng chuyến đi trục trặc khiến anh buộc phải tìm kiếm một công việc mưu sinh tạm ở Sài Gòn hoa lệ. Chàng trai ấy xin đi phụ bếp.

2 việc đầu tiên được bảo làm là thái lá chanh và xào rau muống – trong căn bếp nóng hực với những vật dụng làm bếp đầy xa lạ. Vậy mà anh đều gây ấn tượng với người quản lý, vì lá chanh được thái “nhỏ bưn”, và đĩa rau xào xanh ngon mắt, ngon miệng. Cứ thế chỉ sau vài tháng, anh được tăng lương, chuyển từ phụ bếp rồi lên tay nấu bếp chính, sau chuyển vào làm luôn trong một khách sạn to nhất nhì Sài Gòn. Anh bảo, anh cứ làm thôi, niềm yêu thích và kỹ năng nấu nướng đã thành hình từ bao nhiêu năm tháng ở quê phụ mẹ, phụ dì sửa soạn bữa cơm cho gia đình, hay lăn vào bếp để chuẩn bị cho nhà bữa cơm tươm tất từ những nguyên liệu bình thường nhất. Sự pha trộn, tinh tế trong sử dụng nguyen liệu hóa ra lại mang đến cho anh cái biệt tài sáng tạo, biến hóa ra những công thức nấu ăn mới lạ được thực khách mê mẩn.

17155686_1654637664831534_2727076768788401280_n-768x512
Anh Thanh nhận chứng chỉ 1 – Công dân số sau gần 6 tháng đầu tiên theo học tại FUNiX.

Mới gần đây, qua cuộc trò chuyện với anh Trần Thanh – một học viên FUNiX xuất phát là một phụ xe Bắc Nam, tôi được nghe kể về hành trình tìm kiếm và theo đuổi đam mê công nghệ thông tin của anh. Sau bao nhiêu năm chinh chiến với những chuyến xe đường dài, anh ý thức được mình đam mê công nghệ thông tin, nên anh cố gắng đi học, mong tìm cơ hội cho tương lai.

Niềm đam mê ấy đến với anh thế nào? Từ nỗi tò mò và thích thú khám phá và sử dụng chiếc điện thoại Samsung S7, sau này trở thành vật kết nối chính giúp anh hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số của FUNiX. Từ những bài báo anh đọc và thấy “sôi lên” với ý nghĩ mình cũng có thể làm, và làm được – về cơ hội và tương lai của nghề IT tại Việt Nam và trên thế giới. Từ sự tâm đắc sử dụng kiến thức học được để sử dụng máy tính, điện thoại smartphone, không chỉ vào việc nghe nhạc, chụp ảnh, lướt facebook hằng ngày. Anh mê mải kể về niềm vui được học – học kiến thức công nghệ, học tiếng Anh. Anh vui sướng được truyền cho 2 con nhỏ sự yêu thích mày mò máy vi tính, học tiếng Anh trên máy tính.

Nhưng học thì có bao giờ dễ dàng. Bước sang chứng chỉ 2, có nhiều môn làm anh “đuối sức” như môn lập trình Java. “Thì mình xác định học chậm, mất nhiều tháng hơn, nghỉ làm dài ngày hơn để hoàn thành cho xong môn học, tích cực nhờ mentor và tìm được mentor giúp mình. Tiếng Anh không biết, thì cứ học, mỗi ngày một ít, cái gì chưa hiểu thì hỏi, thì tra Google” – anh mạnh dạn chia sẻ. Chính vì xác định tâm thế, cứ học và có thể học chậm, nhưng nhất định phải học bằng được mỗi ngày một ít, nên anh phụ xe không nản.

Câu chuyện và hành trình theo đuổi đam mê, theo đuổi thành công trong cuộc sống của người đầu bếp tài năng và anh phụ xe có chí rất khác nhau. Nhưng ở họ, có thể thấy ngay đam mê được nhen nhóm từ những điều giản dị, được khơi lên và nuôi dưỡng bằng những hành động cụ thể mỗi ngày. Dù kết quả đã hay chưa thể hiện ở hiện tại, thì chỉ bấy nhiêu, cũng đủ khiến người ta phải ít nhiều nể phục, suy ngẫm.

 

Làm thế nào để tìm kiếm đam mê? Đây là câu hỏi không của riêng ai. Nhiều người, cho đến tuổi già vẫn chưa thực sự tìm thấy đam mê cho mình. Không ít người trẻ, cứ luôn loay hoay không biết mình thực sự yêu thích điều gì và có thể làm được gì trong cuộc sống.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Nam, người sáng lập Đại học FUNiX, nổi tiếng không chỉ bởi tài năng trong kinh doanh, lãnh đạo mà còn bởi lối sống truyền cảm hứng, đầy đam mê và nhiệt huyết – khi được hỏi đã từng thổ lộ, anh khâm phục với Nguyễn Hà Đông – cha đẻ Flappy Bird vì Hà Đông “có đam mê, chỉ quan tâm mỗi việc lập trình chẳng cần học khởi nghiệp gì cả. Với niềm đam mê ấy, Hà Đông đã thành công vượt kỳ vọng,

Nguyễn Hà Đông chỉ là một ví dụ điển hình về người trẻ có đam mê, thành công khi theo đuổi đam mê. Tiến sỹ Thành Nam đưa ra lời khuyên, với các bạn chưa có đam mê thì “hãy cứ bắt đầu, tập trung vào làm, làm những cái gì đơn giản nhất có thể”.

Tiếp tục với chủ đề chưa bao giờ hết nóng này, vào ngày 2/7 tới đây tại Tp. Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Nguyễn Thành Nam sẽ có cuộc trò chuyện với các xter, xmen của Đại học trực tuyến FUNiX về chủ đề “Làm thế nào để tìm kiếm đam mê”. Chương trình hứa hẹn nhiều chia sẻ hữu ích và hấp dẫn từ vị diễn giả nổi tiếng nói chuyện trí tuệ, hóm hỉnh Nguyễn Thành Nam.

Chương trình nằm trong sự kiện xDay – được tổ chức hằng tháng với mục đích tôn vinh các sinh viên, mentor nổi bật của Đại học trực tuyến FUNiX, chào đón những học viên, mentor mới và đặc biệt, tạo cơ hội để các học viên, mentor trong cộng đồng FUNiX được trao đổi, học hỏi từ những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chương trình ngày 2/7 được tổ chức từ 8h30 – 12h tại Phòng Hub, Sai Gon Innovation Hub, số 273 Điện Biên Phủ, P7, Q3. TP. HCM.

Mời quý độc giả đăng ký tham gia chương trình tại đây.

Với học viên FUNiX vui lòng đăng ký tại đây.