banner

Giảm lượng khí thải carbon – chủ đề tranh biện chưa bao giờ giảm nhiệt

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở nên phổ biến trên tất cả các diễn đàn báo chí, mạng xã hội, bởi những biểu hiện cực đoan của nó. Trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh khủng bố và an ninh mạng, BĐKH đang trở thành một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Tình hình hạn hán, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt…ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi hoặc tái nổi như sốt xuất huyết, sốt rét… WHO ước tính tới năm 2030 BĐKH có thể gây tử vong cho 38000 người cao tuổi do nhiệt, 48114 ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ em và thêm 336 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét.

Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người là tác nhân chính khiếm gia tăng lượng khí CO2, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu chính là sự phát thải quá lớn lượng khí thải carbon (CO2) ra môi trường. Trên thực tế, CO2 được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau trong tự nhiên, nhưng chính hoạt động sản xuất, xây dựng của con người: các nhà máy công nghiệp thải khí thải, quá trình đốt nhiên liệu để vận hành các phương tiện di chuyển hay hoạt động sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như đun nấu trong sinh hoạt, chặt phá rừng bừa bãi,… mới là tác nhân chính làm gia tăng lượng khí thải carbon lên đến hơn 36 tỷ tấn (Theo Dự án Carbon Toàn cầu)

Lượng khí thải carbon tăng cao, trong khi không có đủ lượng cây xanh để tiêu thụ làm gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên trái đất dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Đồng thời CO2 cũng là tác nhân gây thủng tầng ozon, dẫn đến sa mạc hóa đất dai và mất đi cân bằng sinh hệ.

Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để giảm lượng khí thải carbon một cách hiệu quả luôn nhận được sự quan tâm cũng như nhiều ý kiến, quan điểm xoay quanh vấn đề này.

>>Sinh viên FUNiX – ĐH FPT so tài tranh biện

Mua bán phát thải và Đánh thuế carbon, đâu mới là giải pháp hiệu quả?

Trận xDebate level up số 3 tuần này, sẽ chứng kiến cuộc đối đầu giữa 2 đội chơi, đội đại diện cho FUNiX và CLB Tranh biện ĐH Luật Hà Nội Veritas. Với đề bài: “Chúng tôi tin rằng, việc mua bán phát thải thích hợp hơn việc đánh thuế carbon trong việc giảm lượng khí thải carbon”, 2 đội chơi sẽ bốc thăm để lựa chọn ngẫu nhiên quan điểm của đội mình.

Trận tranh biện hấp dẫn sẽ diễn ra vào 20h tối nay

Mua bán phát thải: là một thuật ngữ phổ biến cho một chương trình quy định của Chính phủ, được thiết kế để hạn chế, hoặc giới hạn tổng mức phát thải của một số hóa chất, đặc biệt là carbon dioxide (CO2), gây ra bởi hoạt động công nghiệp. Theo đó, Chính phủ cấp một số lượng giấy phép hạn chế hàng năm cho phép các công ty thải ra một lượng CO2 nhất định. Do đó, tổng lượng CO2 được phép thải ra trở thành “giới hạn” cho khí thải. Các công ty không sử dụng hết lượng khí thải trong giới hạn có thể bán hoặc trao đổi. Hiểu theo cách đơn giản, người mua trả một khoản phí gây ô nhiễm, trong khi người bán nhận được phần thưởng cho việc giảm phát thải.

Đánh thuế carbon: Thuế carbon là một loại thuế đánh vào hàm lượng carbon của nhiên liệu (ngành công nghiệp, vận tải, năng lượng) và tương tự như kinh doanh khí thải carbon – một hình thức định giá carbon. Bằng cách tăng chi phí phát thải nhà kính, đánh thuế carbon, các Chính phủ hi vọng sẽ hạn chế tiêu thụ, giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy nhiều công ty hướng tới việc tạo ra các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Thuế cacbon đã được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới như Phần Lan, Thuỵ Điển, NaUy, Hàn Quốc,…

Với chủ đề được đánh giá là khá khó, cộng với việc chưa được chọn trước quan điểm sẽ làm cho đội khó của của cuộc tranh biện tăng lên nhiều lần.

Minh Tiến