Góc nhìn cận cảnh về chuyển đổi số
Với nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, TS. Thanh Sơn hiện đang làm việc tại sở thông tin và truyền thông TP. Đà Nẵng và đã trực tiếp thực hiện các dự án liên quan đến kiến tạo chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT vào y tế, giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng.
Chuyển đổi số là một chủ đề rất nóng hiện nay. Ở góc nhìn của người quản lý công, TS Sơn đã chia sẻ những ý kiến quý giá, giúp khán – thính giả hiểu thêm về vấn đề này.
Theo TS Sơn, ở Việt Nam, Chuyển đổi số bắt đầu bằng chính phủ điện tử, thành phố thông minh, và mỗi địa phương đưa ra những chương trình với kiến trúc khác nhau. Nếu các địa phg đưa ra các chg trình, kiến trúc khác nhau.
Là chìa khóa để tham gia cuộc cách mạng 4.0 nhanh hơn, Chuyển đổi số được ưu tiên ở 8 lĩnh vực gồm: Y tế; giáo dục; nông nghiệp; giao thông vận tải và logistics; tài chính ngân hàng; năng lượng, tài nguyên và môi trường; sản xuất công nghiệp. Trong đó, công nghệ cốt lõi trong chuyển đổi số chính là Trí tuệ nhân tạo, ngoài ra còn có Cloud computing, tự động hóa, big data, blockchain….có vai trò rất quan trọng đối với chính quyền khi bước vào Chuyển đổi số.
Rào cản với quá trình Chuyển đổi số ở Việt Nam
Phân tích những rào cản với quá trình chuyển đổi số, TS Sơn cho rằng, công việc này đòi hỏi sự thay đổi hoàn toàn những thói quen truyền thống như chuyển từ ghi chép giấy/ tiếp xúc trực tiếp sang số hóa… Điều quan trọng nhất để quá trình Chuyển đổi số diễn ra chính là thay đổi nhận thức: Nhận thức của lãnh đạo, chính quyền triển khai từ trên xuống và nhận thức của người dân khi sử dụng các dịch vụ cộng.
“Đồng thời, chuyển đổi số sẽ có nhiều nội dung chưa có tiền lệ, nhưng chính quyền bị hạn chế bởi thể chế, khung pháp lý, khó đưa ra chính sách để kiến tạo tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số” – TS Sơn nhận định.
Cũng theo ông, vì mô hình của chuyển đổi số còn mới mẻ, nên còn liên quan tới bài toán chi phí và hiệu quả.
“Trước đây, chính quyền đã triển khai các hoạt động như chính quyền điện tử, thành phố thông minh, chúng ta không thể đập bỏ hoàn toàn các mô hình này vì sẽ rất lãng phí, tốn nguồn lực. Làm thế nào để vừa triển khai được mô hình mới, phần nào kế thừa những gì đã thực hiện từ trước để đảm bảo không ãng phí về ngân sách là một yêu cầu cần giải quyết, chú trọng” – TS Sơn nói.
Bên cạnh đó, thì vấn đề về phía người dân như chưa đủ kỹ năng số, chưa đủ niềm tin vào các dịch vụ thanh toán, giao dịch mảng, đảm bảo an toàn an ninh mạng và dữ liệu cá nhân cũng là những vấn đề thách thức quá trình chuyển đổi số cấp quốc gia.
Bài toán và những lời giải Chuyển đổi số tại Việt Nam
Sau phân tích về những rào cản với Chuyển đổi số, TS Thanh Sơn nêu ra 7 bài toán quan trọng, cần giải quyết để chuyển đổi số thuận lợi.
- Thay đổi nhận thức từ cán bộ nhà nước tới người dân: Cần các kênh tuyên truyền, hướng dẫn, các tổng đài giải đáp thông tin, kênh truyền thông và sự kiện tầm quốc gia để mọi người hiểu được thế nào là Chuyển đổi số, và đây là một câu chuyện hết sức thông thường, xóa đi những e ngại.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng thể chế, luật, nghị định, chính sách liên quan.. như thuế phí, kết nối chia sẻ dữ liệu…
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, để đáp ứng được nhu cầu Chuyển đổi số: Ví dụ cần hạ tầng truyền dẫn liên quan đến kế nối, lưu trữ dữ liệu khổng lồ…
- Phân tích, số hóa dữ liệu cũ như thủ tục hành chính, đất đai, giấy tờ..
- Phát triển các nền tảng số: nền tảng định danh, nền tảng IOT, nền tảng thanh toán, nền tảng y tế, giáo dục..
- Phát triển nhân lực vận hành, sử dụng xử lý các hệ thống, thu hút chuyên gia, tập đoàn đầu tư phát triển cho các địa phương
- Bảo đảm an toàn về mạng.
Cho rằng, quá trình Chuyển đổi số có gặp khó khăn khi phải đồng bộ dữ liệu từ TW đến địa phương, TS Sơn cho rằng cần hướng giải quyết từ phía chính sách, nghị định cần được ban hành để đẩy nhanh xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, các địa phương sẽ sử dụng cơ sở đó để xây dựng dữ liệu ở địa phương mình, giúp tiết kiệm nguồn lực.
Chỉ ra còn nhiều vấn đề, thách thức trong công cuộc chuyển đổi số như xây dựng một Platform (nền tảng) kết nối cho cả quốc gia, kinh phí cho việc triển khai những nội dung này, TS Sơn cho rằng, một chính sách chung, quyết đoán sẽ giúp giải quyết các bài toán, đưa chuyển đổi số vào đời sống ở Việt Nam.
Vân Nguyễn – Vân Anh
Tiến sỹ Phạm Thanh Sơn học ngành CNTT tại ĐH Công nghệ Compiegne (Pháp), học song song chương trình ĐH, Thạc sĩ và hoàn thành xong Tiến sĩ vào năm 25 tuổi.
Là chuyên gia về Hệ thống giao thông thông minh và mạng ảo, trở về nước đầu quân cho Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng, TS. Sơn trực tiếp thực hiện các dự án liên quan đến kiến tạo chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT vào y tế, giáo dục tại thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, anh tham gia thỉnh giảng tại Đại học FPT, Đại học Duy Tân và mới đây nhất là trở thành mentor của FUNiX.