Tiêu chí khen thưởng mà FUNiX áp dụng với gần 300 học sinh Khối 10 FPT là số lượng câu hỏi và bài tập Thực hành lớn (Assignment), tiến độ hoàn thành môn học nhanh.
Ngoài tôn vinh, FUNiX sẽ dành thời gian lắng nghe và giải đáp các thắc mắc liên quan đến chương trình học tập cũng như những câu hỏi mang tính chuyên môn, gắn liền với nội dung các em đang tiếp cận trong bộ môn Công Dân số.
Đặc biệt, trong khuôn khổ xDay, học sinh FSchool sẽ được lắng nghe phần chia sẻ liên quan đến nội dung an ninh mạng và bảo toàn thông tin, chủ đề: “An toàn thông tin cơ bản cho Công dân số”. Diễn giả là anh Phạm Thế Minh – Trưởng phòng Bảo mật Thông tin – Công ty Phần mềm FPT (FPT Software).
Năm 2016, Trường THPT FPT là trường đầu tiên đưa môn học Công dân số của FUNiX trở thành một phần quan trọng trong chương trình hướng nghiệp cho học sinh FPT. Môn học kỳ vọng giúp học sinh học được cách kiểm soát hành vi khi Online, sử dụng thành thạo các công cụ của Internet. Đặc biệt, một số kiến thức rất thực tế sẽ được truyền tải đến người học, như cách nhận biết các nội dung thật – giả trên Facebook, cách bảo vệ an toàn cho tài khoản cá nhân khi dùng mạng xã hội, những kỹ năng rất thực tế như cách dùng và khai thác tốt tính năng của Google, sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến hay thậm chí là chơi game đúng cách…
FUNiX, trực thuộc hệ thống FPT Education, là trường đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam thành lập năm 2015. Chương trình học online của FUNiX kéo dài 8 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, với học phí khóa học là 90 triệu đồng. Theo đó, trong 8 kỳ học, sinh viên sẽ lần lượt trải qua kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp gồm: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng Mobile, Lập trình viên Ứng dụng doanh nghiệp, Thông thạo môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Thông thạo môi trường kinh doanh, Chuyên viên hệ thống thông tin, Bằng kỹ sư phần mềm.
Kéo dài từ tháng 25/8-17/11/2016, chương trình môn Công dân số gồm: Phần 1 – Hành vi của công dân số (hành vi người dùng trên Internet, xác định hành vi gian lận và lừa đảo trên mạng). Phần 2 – Tìm kiếm với Google (Cách tìm kiếm, tìm kiếm nâng cao, tìm kiếm kết quả nhanh, xác minh lại kết quả…) Phần 3 – Ứng dụng của Google (ứng dụng giao tiếp, dịch vụ lưu trữ…) Phần 4 – Kết nối với mạng xã hội (Facebook – Fanpage, LinkedIn, YouTube…) Phần 5 – Sử dụng các dịch vụ online (Tự học trực tuyến, Giao dịch online). |
Minh Văn